Chào mừng bạn đến với T.CRAFT !

T2 - T7: 8h30 - 17h00

Chủ nhật nghỉ

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 0938 657 427

T.CRAFT HOUSE

Làm việc với resin DỄ nhưng KHÔNG DỄ...

Thứ Ba, 04/06/2024 Thu Hồ
Nội dung bài viết

Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng mà bạn cần chú ý khi làm việc với resin. Tất cả các loại resin đều có yêu cầu nhiệt độ khi làm việc, trung bình từ 18-24 độ. Mỗi loại resin của mỗi hãng đều yêu cầu nhiệt độ khác nhau và cũng tùy thuộc vào loại resin đổ mỏng, đổ khối, thể tích hoặc lượng resin được đổ 1 lần mà yêu cầu nhiệt độ cũng sẽ khác nhau.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổ resin trên mức nhiệt độ yêu cầu?===>  FLASH CURING sẽ xảy ra.

Resin có 2 phần: A (nhựa resin) & B (chất đóng rắn). Khi trộn A & B với nhau, chúng sẽ tạo ra phản ứng nhiệt, thường là phản ứng từ từ cho đến khi resin trở nên cứng lại trong 8h hoặc 48h tùy loại resin.

• Flash curing là khi phản ứng nhiệt tăng lên và xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn (đôi khi là vài phút). Điều này có thể xảy ra từ việc khuấy resin quá nhanh, từ dụng cụ bạn dùng để khuấy resin hoặc do làm việc với resin trên mức nhiệt độ yêu cầu.

• Kéo theo, hoa của bạn sẽ bị cháy, bong bóng to nổi lên (ko phải bọt khí), và làm hỏng khuôn silicone của bạn đó.

• Không chỉ vậy, flash curing có thể gây cháy. Bản thân resin không dễ bị cháy, nhưng khuôn silicone, ly giấy/ly nhựa khuấy resin hoặc hoa khô khi đặt trong khuôn sẽ bén nhiệt và cháy nhanh hơn.

• Ngoài ra, khi flash curing xảy ra, nhiệt độ sẽ tăng rất cao, lượng khói/mùi từ flash curing cũng bốc ra nhiều hơn và ko an toàn khi hít vào.

Vậy có cách nào khắc phục sản phẩm khi bị flash curing ko? Câu trả lời là không ạ. Bạn cần nắm & hiểu chắc những kiến thức này về resin để TRÁNH flash curing hơn là phòng nhé!

Nhiệt và Khử Bọt trong Resin.

- Mình nhận thấy một số tranh cãi khi sử dụng nhiệt trong xử lý khử bọt Resin. Mình xin chia sẻ một ít hiểu biết để phần nào làm rõ hơn về nhiệt đối với khử bọt trong Resin, cũng như lợi - hại của việc khò nhiệt, gia nhiệt.

-Về bản chất, bạn phải hiểu được khái niệm bọt keo và keo tiêu bọt là như nào.

  •  Đầu tiên là nguồn bọt trong keo sẽ rất nhiều. Cho dễ hình dung các bạn có thể hiểu tại sao cá lại thở được dưới nước qua mang? - là do trong nước lẫn rất nhiều không khí, trong đó có oxy. Keo cũng vậy, bản thân trong keo loãng lẫn rất nhiều khí, đây là nguồn bọt chính ngoài nguồn bọt sinh ra trong quá trình thao tác (khuấy, đổ, trộn keo,...), và nguồn sinh bọt từ phôi.
  • Thứ 2, là khái niệm về keo tự tiêu bọt. Để hiểu rõ thì ko có loại keo nào gọi là keo tự tiêu bọt. Chỉ là các bọt đó tiếp tục lẫn vào trong keo, hoặc trồi lên bề mặt và thoát ra khỏi keo. Để làm được điều đó thì các hạt bọt phải đủ lớn (nhẹ) so với độ "sệt" của keo. Nên ta thường hay nhầm lẫn khái niệm keo tự tiêu bọt - nên được hiểu đúng là loại keo loãng, bọt nhỏ có thể dễ thoát được lên bề mặt hơn so với loại keo có độ sệt cao.

Quay lại với khái niệm dùng nhiệt để khử bọt. Mình đang thấy có 1 số bạn đang dùng cách "ngâm nước nóng, khò nhiệt, khò gas,...). ==> Đây là 1 khái niệm hoàn toàn sai lầm: NHIỆT KHÔNG KHỬ BỌT

Các bạn chú ý nhé!

Vậy, nhiệt dùng làm gì? Và tại sao lại khò nhiệt hay gia nhiệt?

  • Khi keo gặp nhiệt, nó sẽ làm tan - loãng keo ra trong khoảng khắc, chính vì điều này làm cho các hạt khí chưa đủ độ nhẹ trồi lên, có nhiều cơ hội thoát ra khỏi bề mặt keo nhờ độ loãng của keo tăng khi đc gia nhiệt. Nhưng điều đó ko có nghĩa là bọt nào cũng đủ nhẹ để tự giải thoát. Khái niệm này áp dụng với những hạt bọt li ti khi các bạn cứ nghĩ đơn giản - đổ mỏng 2mm (các lớp vẽ cá) thì chỉ cần khò nhiệt là hắn xử bọt xuống hết - 1 sự sai lầm nhé.
  • Lợi - hại của nhiệt.Như đã phân tích ở trên. Nhiệt giúp chúng ta đưa một số hạt bọt lớn ra khỏi bề mặt keo. Đó là lợi, nhiệt cũng làm tăng quá trình phản ứng (xúc tác cho phản ứng), dẫn đến rút ngắn phần nào thời gian khô keo. Nhưng các phản ứng của nhựa nhiệt rắn đều là phản ứng có "Nhiệt nội sinh" , tức là bản thân chúng khi phản ứng đã tự sinh nhiệt, và nhiệt độ sinh ra quay ngược lại làm xúc tác cho quá trình phản ứng đó. Nên nếu các bạn gia nhiệt thêm vào nữa thì khả năng toang rất cao do không kiểm soát được nhiệt nội lẫn nhiệt ngoại. 

Lời khuyên từ mình là các bạn nên dùng lò hút chân không, hút keo trước khi đổ (đổ chứ đừng đổ bỏ nhé!), kể cả đổ rất mỏng.

Nguồn: Sưu Tầm

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Ba, 04/06/2024
Thu Hồ

Làm việc với resin DỄ nhưng KHÔNG DỄ...

Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng mà bạn cần chú ý khi làm việc với resin. Tất cả các loại resin đều có yêu cầu nhiệt độ khi...

Thứ Ba, 04/06/2024
Thu Hồ

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA RESIN EPOXY AB

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA RESIN EPOXY AB (DÀNH CHO BẠN MỚI BẮT ĐẦU) 1.ĐONG CHUẨN TỈ LỆ Có 2 cách đong keo : - Cách 1: Đong theo khối lượng ( tỉ lê 3A:1B)...

Thứ Năm, 29/02/2024
Sapo

Nên tặng quà giáng sinh gì cho bạn gái mới quen?

Không khí giáng sinh đang ùa về khắp mọi nẻo đường, ai ai cũng nô nức chờ đón và chuẩn bị những món quà đặc biệt gửi đến người mình...

Nội dung bài viết
0
0938657427
Chat với chúng tôi qua Zalo
tcrafthouse91@gmail.com
Cửa hàng